English
Tiếng Việt
Trụ sở 
Sơ lược công ty 
Tầm nhìn 
Sứ mạng 
Chính sách chất lượng 
Danh sách khách hàng 
ISO 9000 
ISO 14000 
ISO 22000 - HACCP 
OHSAS 18000 
5S & KAIZEN 
SA 8000 
TS 16949 
ISO 17025 
6 SIGMA 
... 
Thông tin tuyển dụng 
Phát triển nghề nghiệp 

 

  Tin tức và sự kiện
Tin tức và sự kiện
Giới thiệu
Giới thiệu dịch vụ
Con người và công việc
Hỏi và đáp
Qui trình tư vấn

Hình ảnh của doanh nghiệp qua hệ thống quản lý an toàn sức khoẻ nghề nghiệp

 

 

Hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9000) thường được đề cập trong giao dịch thương mại, nhưng hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9000) không đề cập cụ thể đến vấn đề an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã chỉ ra nhiều mối liên hệ giữa vấn đề này với chất lượng. Bởi vậy, chương trình quản lý chất lượng của một doanh nghiệp phải đảm bảo cả về an toàn cho quá trình sản xuất. Để quản lý và nâng cao chất lượng, chất lượng phải được xây dựng tại nơi làm việc, vì vậy các yếu tố nghiên cứu về hình thái lao động là một yếu tố quan trọng cần phải xem xét. Nếu người lao động làm việc trong điều kiện phù hợp về nhiệt độ ánh sáng khối lượng công việc, môi trường sạch sẽ... thì khả năng họ gây ra sai lỗi sẽ giảm đáng kể. Đó chính là lý do làm cho nhiều doanh nghiệp hiện nay coi chính sách của họ về cải thiện điều kiện làm việc là yếu tố quan trọng trong chính sách nâng cao chất lượng.

 

Cùng với sự thành công của tiêu chuẩn ISO 9000 Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế cũng xây dựng một bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường (ISO 14000). Những tiêu chuẩn này xuất hiện vào thời điểm các khách hàng đang quan tâm nhiều đến các sản phẩm và doanh nghiệp thân thiện với môi trường.

 

Với bộ tiêu chuẩn ISO 14000 cũng cho thấy không đề cập trực tiếp đến vấn đề an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp nhưng nó có một phần tác động đến việc quản lý vấn đề này tại nơi làm việc nhờ mối liên kết giữa môi trường làm việc và môi trường xung quanh. Mối liên kết này đặc biệt rõ ràng khi chúng ta đề cập tới vấn đề quản lý hoá chất. Các tiêu chuẩn và các yêu cầu quản lý đối với việc quản lý hoá chất thân thiện với môi trường tương tự với các yêu cầu của AT&SKNN về việc sử dụng an toàn hoá chất tại nơi làm việc.

 

Hiện nay, cùng với sự tăng tốc của các luồng thông tin, sự cạnh tranh cũng ngày càng tăng, đó là quyền lực của người tiêu dùng. Tầm kiểm soát của các doanh nghiệp cũng đang nhỏ đi. Nhu cầu của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp cũng có những thay đổi đáng kể, nhu cầu này không chỉ là về giá cả và chất lượng mà còn tập trung vào các nguyên tắc đạo đức liên quan đến môi trường, người lao động và cộng đồng, như vậy chúng ta không thể bỏ qua vấn đề an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp

 

Một trong các tiêu chuẩn cần đề cập là tiêu chuẩn OHSAS:18001 (Occupational Health and Safety Management Systems), là tiêu chuẩn cụ thể cho hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp. Tiêu chuẩn này ra đời vào tháng 4 năm 1999 chính là để đáp ứng yêu cầu của các bên hữu quan về việc có một tiêu chuẩn quy định về hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp làm cơ sở cho việc đánh giá và chứng nhận của bên thứ ba hoặc tự công bố. Các yêu cầu của tiêu chuẩn được cấu trúc theo hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, tập trung vào việc phòng ngừa bằng cách xác định các mối nguy, đánh giá và kiểm soát các rủi ro.

 

Tiêu chuẩn OHSAS 18001 là tiêu chuẩn áp dụng cho mọi tổ chức với mọi qui mô. Một vài lợi ích khi áp dụng hệ thống:

 

-Tăng năng suất của đội ngũ lao động do kết quả của việc đánh giá tối thiểu hoá rủi ro và nguy hiểm nghề nghiệp;

 

- Giảm chi phí sản xuất do kết quả của tăng năng suất và tiết kiệm đầu vào (giờ lao động của người và máy, nguyên liệu thô) do hoạt động không tai nạn/sự cố bất thường liên quan;

 

-Dễ dàng đảm bảo sự phù hợp với các qui định OHS do kết quả của hệ thống quản lý OHS có hệ thống và giảm tai nạn/sự cố OHS không mong đợi;

 

-Cải tiến môi trường làm việc do tăng năng suất lao động, giảm các vấn đề không tốt về sức khoẻ và tăng đầu ra;

 

- Tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường đặc biệt là thị trường nước ngoài do thoả mãn nhu cầu khách hàng theo qui định của WTO và ILO;

 

-Tăng mức độ tự tin của các bên liên quan về ngành do kết quả cải tiến thực hiện OHS;

 

-Dễ dàng thu hút vốn từ công chúng và các tổ chức tài chính do kết quả thể hiện việc thực hiện tốt OHS;

 

-Nhận thức ngày của người lao động và cam kết của từng cá nhân về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp cũng đóng một vai trò quan trọng, làm cơ sở cho những thay đổi tích cực của doanh nghiệp.

 

Ngoài vấn đề chất lượng, sản phẩm, giá cả cho sự thành công cho một doanh nghiệp, thì doanh nghiệp cần phải nâng cao hình ảnh bản thân, thể hiện lương tri, đạo đức với người lao động của mình nói riêng và với xã hội, với cộng đồng nói chung. Một sản phẩm hay một nơi làm việc được coi là không an toàn dưới con mắt của khách hàng hay của cộng đồng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp và sẽ làm mất đi lợi thế cạnh tranh.

 

 

Trần Quốc Quân
Phòng Chứng nhận Sản phẩm - QUACERT

 

 

Tìm hiểu OHSAS 18000

 

Thông tin liên quan

 

  Tổ chức tiêu chuẩn hóa ISO

  SAI

  Tổng cục chất lượng VN

  TUV - Sud

  SGS

  BVQI

  Quacert

  DNV

  ...

 

Tài liệu tham khảo

 

Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 

Tiêu chuẩn ISO 14001:2004

Tài liệu tham khảo

...

Thông tin cần biết
Giá vàng
Tỷ giá hối đoái
Thông tin chứng khóan
Dự báo thời tiết