English
Tiếng Việt
Trụ sở 
Sơ lược công ty 
Tầm nhìn 
Sứ mạng 
Chính sách chất lượng 
Danh sách khách hàng 
ISO 9000 
ISO 14000 
ISO 22000 - HACCP 
OHSAS 18000 
5S & KAIZEN 
SA 8000 
TS 16949 
ISO 17025 
6 SIGMA 
... 
Thông tin tuyển dụng 
Phát triển nghề nghiệp 

 

  Tin tức và sự kiện
Tin tức và sự kiện
Giới thiệu
Giới thiệu dịch vụ
Con người và công việc
Hỏi và đáp
Qui trình tư vấn


Từ
1-7-2008: Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa chính thức có hiệu lực

 

Từ ngày 1/7/2008, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa bắt đầu có hiệu lực thi hành. Đây là nền tảng pháp lý quan trọng kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, thúc đẩy, hỗ trợ sản xuất -kinh doanh, đề cao trách nhiệm, nâng tầm chất lượng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, phù hợp với thông lệ quốc tế.

thể nói, so với Pháp lệnh chất lượng hàng hóa sửa đổi năm 1999 và Nghị định 179/2004/NĐ-CP ra ngày 21-10-2004, Luật CLSPHH do Bộ Khoa học và Công nghệ soạn thảo có nhiều điểm mới. Nổi bật có thể ghi nhận là những vấn đề nêu rõ hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ từ nhà sản xuất, nhà phân phối, nhập khẩu đến cơ quan kiểm soát, quản lý. Những hành vi như thông tin, quảng cáo sai sự thật hoặc có hành vi gian dối về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, về nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa, nếu trước đây chưa được quy rõ trách nhiệm, thì nay hoàn toàn bị cấm và quy kết lỗi vi phạm.

Điểm nhấn quan trọng của Luật CLSPHH là quy định rõ những trường hợp cơ quan kiểm tra phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tên doanh nghiệp, sản phẩm, mức độ vi phạm của sản phẩm cũng như các mối nguy hiểm để người tiêu dùng có đầy đủ thông tin nhằm tự bảo vệ quyền lợi của mình. Điều này có tác dụng lớn, điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc công bố công khai, minh bạch, chính xác và kịp thời sẽ giúp cho người tiêu dùng tránh mua nhầm hàng hóa.

Chiều 20/11/2007, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội hoá XII đã thông qua Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá. 438/440 số đại biểu Quốc hội có mặt tại hội trường đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá gồm 7 chương, 72 điều, có hiệu lực từ ngày 1/7/2008 và sẽ thay thế Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá năm 1999.

Theo Luật, người nhập khẩu có quyền quyết định lựa chọn mức chất lượng của hàng hóa do mình nhập khẩu và có nghĩa vụ tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu, chịu trách nhiệm về chất lượng và ghi nhãn hàng hóa. Người bán hàng có các quyền như quyết định cách thức kiểm tra chất lượng hàng hóa, có các nghĩa vụ tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa. Người tiêu dùng có các quyền được cung cấp thông tin trung thực về mức độ an toàn, chất lượng, hướng dẫn vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa; được cung cấp thông tin về việc bảo hành hàng hóa, khả năng gây mất an toàn của hàng hóa và cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo từ người sản xuất, người nhập khẩu; yêu cầu người bán hàng sửa chữa, hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật; được bồi thường thiệt hại...

Hoạt động quản lý nhà nước về CLSPHH cũng được đổi mới theo hướng đảm bảo tối đa tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp; giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp. Theo Luật này, doanh nghiệp có thể hoàn toàn tự chủ và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình làm ra. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Trên thị trường, sản phẩm sau khi thực hiện các yêu cầu quy định của Nhà nước được tự do lưu thông. Nhà nước chỉ kiểm tra ngẫu nhiên các yêu cầu về chất lượng, đặc biệt các đặc tính về an toàn sản phẩm, hàng hoá hoặc khi có sự khiếu nại của khách hàng, người tiêu dùng về chất lượng. Khi phát hiện thấy sai lỗi, doanh nghiệp sẽ bị Nhà nước xử lý như bồi thường, bồi hoàn, thu hồi sửa chữa lại… hoặc bị kiểm tra trực tiếp tại nơi sản xuất. Đây là những biện pháp răn đe nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thúc đẩy thông thương.

thể thấy đây là đạo luật đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm hàng hóa; quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa. Với việc Luật được chính thức có hiệu lực, người tiêu dùng, doanh nghiệp đang rất kỳ vọng về việc quyền lợi chính đáng của mình sẽ được bảo vệ. Tuy nhiên, để Luật thực sự đi vào cuộc sống, công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về các nội dung của Luật, Nghị định và các Thông tư hướng dẫn cũng rất cần thiết. Bên cạnh đó việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa cũng cần được quan tâm, chú trọng.

(Nguồn: Báo Khoa học & Phát triển

 

Thông tin liên quan

 

  Tổ chức tiêu chuẩn hóa ISO

  SAI

  Tổng cục chất lượng VN

  TUV - Sud

  SGS

  BVQI

  Quacert

  DNV

  ...

 

Tài liệu tham khảo

 

Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 

Tiêu chuẩn ISO 14001:2004

Tài liệu tham khảo

...

Thông tin cần biết
Giá vàng
Tỷ giá hối đoái
Thông tin chứng khóan
Dự báo thời tiết